Mái bê tông dán ngói là gì? Cấu tạo ra sao?

July 15, 2024

Mái bê tông dán ngói là một trong những loại mái hiện đại được nhiều công trình ưa chuộng. Kiểu mái này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt là khả năng chống dột và tính thẩm mỹ cao. Cùng PSA tìm hiểu về cấu tạo cũng như cách lựa chọn ngói dán mái bê tông và phương án thi công nhé!

Mái bê tông dán ngói là gì? Cấu tạo ra sao?

Mái bê tông dán ngói là kiểu mái có kết cấu hoàn toàn làm từ bê tông cốt thép. Bên ngoài mái sẽ được dán một lớp ngói lên trên, tạo nên mái nhà hoàn chỉnh.

Phương pháp thi công mái này được đánh giá rất cao. Bởi đảm bảo được sự chắc chắn, giá trị thẩm mỹ và tuổi thọ cho công trình. Do đó mà thông thường, các mẫu nhà mái Thái (nhà mái dốc), nhà mái Nhật, nhà mái Pháp, mái Mansard, thường lựa chọn mái bê tông dán ngói bên ngoài.

90bb994064e5

Công trình lựa chọn phương pháp thi công mái bê tông dán ngói

Cấu tạo của mái bê tông nhìn chung tương đối khá phức tạp. Bao gồm các lớp:

  • Lớp trần bê tông: có khả năng chịu lực tốt.
  • Lớp cốt thép: phần khung thép được liên kết chặt với khối xi măng. Lớp này góp phần tạo nên sự chắc chắn cho hệ mái.
  • Lớp xi măng chuyên dụng: dùng để tạo độ phẳng cho mái.
  • Lớp keo chống thấm: giúp chống thấm nước và ẩm ướt.
  • Lớp ngói dán mái: là lớp phủ trên cùng, có thể lựa chọn nhiều loại vật liệu khác nhau.

Nếu lựa chọn ngói đất nung, giữa lớp cốt thép và lớp xi măng chuyên dụng, bạn còn phải sử dụng thêm lớp gachmat chống nóng (gạch mát) cho công trình.

Những ưu – nhược điểm của mái bê tông dán ngói

Ưu điểm

Mái bê tông dán ngói sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, có thể kể đến như:

  • Có khả năng chống thấm và cách nhiệt, chống nóng hiệu quả cho công trình.
  • Mái nhà có khả năng chịu lực tốt, độ bền bỉ cao nhờ lớp bê tông cốt thép bên dưới. Vì thế có thể chịu được những tác động của mưa gió, bão lớn.
  • Lớp mái dày và nặng nên chống ồn tốt. Nếu lựa chọn loại ngói lợp chất lượng thì khả năng cách âm càng vượt trội hơn.
  • Có thể chống được tình trạng trộm cạy ngói. Bởi các mái ngói kiểu cũ thường sẽ có khe hở giữa các viên ngói. Không chỉ bị thấm dột khi mưa gió mà còn dễ bị kẻ xấu lợi dụng cạy phần mái và đột nhập vào nhà trộm cắp. Với kết cấu 5 – 6 lớp vật liệu, các gia chủ có thể hoàn toàn an tâm.
fc9a7ca8c384

Mái bê tông chịu lực và chống thấm nước tốt

Nhược điểm

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng mái bê tông dán ngói vẫn tồn tại một số khuyết điểm như:

  • Thời gian thi công lâu bởi thiết kế và kết cấu mái nhiều lớp phức tạp.
  • Nếu có xảy ra tình trạng thấm/dột do thời tiết thay đổi làm lớp ngói co ngót sẽ khó xử lý hơn so với mái nhà kiểu truyền thống.
  • Trong thời tiết mưa gió, việc thi công dễ gây nguy hiểm. Mái có độ dốc khá cao, nếu việc thi công diễn tra trên các công trình cao tầng sẽ không được đảm bảo sự an toàn. Do đó, phải thi công khi thời tiết mát, hoặc nắng, không có mưa.
  • Chi phí đổ mái bê tông dán ngói cũng có phần “nhỉnh” hơn so với nhiều phương án thi công khác. Tuy nhiên, với nhiều ưu điểm và sự đảm bảo công năng của thiết kế, tin rằng việc bỏ ra một mức chi phí cao là vô cùng xứng đáng.

636d46a3724d

Nên lựa chọn loại ngói dán nhẹ để giảm độ nặng của kết cấu mái bê tông

Nên chọn loại ngói dán mái bê tông nào phù hợp?

Trên thị trường hiện nay có đa dạng các loại ngói lợp với nhiều kiểu dáng, công năng. Nổi bật phải kể đến một loại ngói dán mái bê tông vô cùng phù hợp, chính là ngói bitum phủ đá.

Vật liệu này có thể thi công trên độ dốc phổ rộng từ 9.5o – 90o, đặc biệt phù hợp cho mái bê tông dán ngói. Vật liệu có cấu tạo gồm nhiều lớp, giúp tấm mái dẻo dai, bền bỉ, chống thấm và đảm bảo được giá trị thẩm mỹ cho công trình. Cùng với đó là các tấm sản xuất với quy trình tiêu chuẩn, được cắt với kích thước đồng đều. Tránh được tình trạng thấm dột khi sử dụng.

d9b2403dcbe1

Các bước thi công dán ngói bitum trên mái bê tông

Thi công nền mái bê tông

Nền mái bê tông được thi công với các bước cơ bản, gồm:

Bước 1. Trộn và đầm bê tông: Bước này giúp cho lớp vữa được chắc chắn, chịu lực tốt. Lưu ý đảm bảo xi măng lấp đầy các khoảng hở của cốt thép bên trong.

Bước 2. Gia cường bề mặt và chống thấm: Giúp tăng độ an toàn và tăng khả năng chống thấm cho mái.

Bước 3. Bảo dưỡng mái: Đảm bảo bề mặt không bị bể, nứt cho mất nước.

Bước 4. Dán ngói lên bề mặt mái.

1467242c26ad

Một số lưu ý khi thi công mái bê tông dán ngói bạn cần biết

Để đảm bảo hệ mái bê tông dán ngói được bền bỉ, khi thi công, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đảm bảo thi công đúng quy trình. Từ khâu trộn vữa, đầm mái đến các bước xử lý bề mặt và dán ngói mái bê tông.
  • Đảm bảo khả năng chống thấm cũng như sự chắc chắn của mái để tránh bị nứt/vỡ, không an toàn khi sử dụng.
  • Đảm bảo xử lý tốt các phần xung yếu của mái như phần đỉnh hoặc điểm giao mái để tránh tình trạng thấm/dột do mưa bão.
  • Nên lưu ý về độ dốc của mái bê tông khi thi công. Mái càng dốc thì càng có khả năng thoát nước tốt. Tuy nhiên sẽ tốn nhiều nguyên liệu. Do đó, độ dốc hợp lý có thể lựa chọn là từ 30 – 45o. Ngoài ra bạn có thể nhờ đơn vị thi công hỗ trợ và tính toán độ dốc mái theo tỉ lệ vàng để đảm bảo sự thẩm mỹ cũng như công năng của hệ mái.


PsA Design © Copyright 2025